Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt
Cây bồ công anh cao, bồ công anh Việt nam
Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao; thường mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, viêm họng...
Một số bài thuốc nam thường dùng bồ công anh trong dân gian
1. Mắt đau sưng đỏ
Bồ công anh 40 g, dành dành 12 g. Sắc uống ngày một thang.
2. Tắc tia sữa
Bồ công anh 30-50 g tươi, giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên vú.
Hình ảnh của cây bồ công anh làm thuốc.
3. Mụn nhọt
Bồ công anh 40 g, bèo cái 50 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
4. Viêm họng
Bồ công anh 40 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
5. Viêm loét dạ dày, tá tràng
Bồ công anh 40 g, lá khôi, nghệ vàng 20 g, mai mực 10 g, cam thảo 5 g. Sắc uống ngày một thang.
6. Viêm phổi, phế quản
Bồ công anh 40 g, vỏ rễ dâu 20 g, hạt tía tô 10 g, kim ngân hoa 20 g, cam thảo nam 10 g. Sắc uống ngày một thang.
7. Viêm gan virus
Bồ công anh 30 g, nhân trần 20 g, chó đẻ răng cưa (kiềm vườn) 20 g, rau má 30 g, cam thảo nam 20g. Sắc uống ngày một thang.
8. Trị đường tiểu viêm, bàng quang viêm, tiêu hóa kém, căng đau vùng dạ dày
Bồ công anh 40g, Quất bì 24g, Sa nhân 12g, Tán bột. Mỗi lần uống 1-2g, ngày 3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
9. Trị viêm ruột thừa chưa vỡ mủ
Bồ công anh 12g, Tử hoa địa đinh 20g, Mã xỉ hiện 40g, Hoàng cầm, Đơn sâm mỗi thứ 12g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Không sử dụng cây bồ công anh Việt Nam thường xuyên sẽ gây mệt mỏi cho cơ thể. Cây bồ công anh Việt Nam thực chất nó không phải tên Bồ Công Anh bạn có thể đọc bài dưới đây để nhận biết đúng cây Bồ Công Anh
Hồng Anh (Tổng hợp)
Nguồn: Giáo dục