Bệnh ung thư thực quản là gì, triệu chứng, Nguyên nhân, Điều trị theo Tây y và Đông y

Ung thư thực quản là gì? Thực quản là ống nối miệng và cổ họng xuống dạ dày. Trong ngực, nó nằm phía sau khí quản. Tiếp tục xuống dưới, nó đi qua một lỗ mở trong cơ hoành là cơ nằm giữa phổi và dạ dày. Sau khi đi qua cơ hoành, thực quản nối tiếp vào dạ dày. Nơi thực quản nối với dạ dày có van để ngăn thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Các tế bào niêm mạc lót bên trong thực quản có thể trở thành ung thư.

Xem và mua ngay sản phẩm TRÀ BỒ CÔNG ANH HỮU CƠ

Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến và có tỉ lệ ngày càng tăng lên trong những năm gần đây. Nếu như năm 2000 chỉ có hơn 800 ca ung thư thực quản thì sau 10 năm con số này đã tăng gấp 5 lần và hiện nay vẫn tăng lên. Bệnh có tiên lượng xấu vì thế cần hiểu rõ về căn bệnh này để có những biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.

1. Bệnh ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, đứng hàng thứ 4 sau các ung thư ở đường tiêu hóa là ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 50, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ và là loại ung thư có tiên lượng rất xấu.

Ung thư thực quản được chia làm 2 loại chính: ung thư biểu mô tế bào vẩy và ung thư biểu mô tế bào tuyến, tùy thuộc vào loại tế bào ác tính.

Ung thư biểu mô tế bào vẩy xuất phát từ tế bào vẩy lót niêm mạc thực quản. Loại ung thư này thường xuất hiện ở phần trên hoặc phần giữa thực quản.
Ung thư biểu mô tế bào tuyến thường phát triển trong mô tuyến ở phần dưới thực quản.

Ở giai đoạn sớm ung thư thực quản không có triệu chứng gì rõ rệt nên rất khó phát hiện. Nếu ung thư đã di căn, đầu tiên nó thường lan tới hạch. Ung thư thực quản cũng có thể lan tới hầu như bất kỳ phần nào của cơ thể như gan, phổi, não bộ và xương.

2. Các triệu chứng của ung thư thực quản

Triệu chứng ung thư thực quản ở giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này hầu như ung thư thực quản không có dấu hiệu và triệu chứng gì cả.

Giai đoạn khối u phát triển, ung thư thực quản thường có các triệu chứng sau:

Khó nuốt hoặc nuốt đau, cảm giác nặng và tức sau xương ức khi nuốt, nuốt nghẹn tăng dần.
Tăng tiết nước bọt, ứa nước dãi hoặc nấc…
Đau họng hoặc đau lưng, đau ở sau xương ức hoặc giữa xương bả vai, khó thở tăng dần.
Khàn giọng hoặc ho kéo dài
Nôn, ho ra máu
Bệnh nhân gầy yếu, sút cân, thiếu máu và suy kiệt

Các triệu chứng cận lâm sàng:

Chụp X.quang :

Soi và chụp thực quản có uống thuốc cản quang (tư thế thẳng, nghiêng, chếch trước-phải, chếch trước-trái), hình thức quản bị chít hẹp lại. Có thể thấy 2 loại hình ảnh:

Thể sùi: chỗ thực quản hẹp có bờ viền khuyết nham nhở, không đều.
Thể thâm nhiễm: lòng thực quản bị chít hẹp lại, viền chỗ chít hẹp ngoằn ngoèo.

Chụp dạ dày cản quang tư thế Trendelenburg: nhằm xác định liên quan của khối Ung thư thực quản với vùng tâm vị và dạ dày.

Nội soi thực quản:

Xác định chính xác vị trí khối U, hình dạng khối U, mức độ chít hẹp lòng thực quản, tình trạng loét và sùi của bề mặt khối U. Đặc biệt, Nội soi còn cho phép sinh thiết khối U và lấy bệnh phẩm đi xét nghiệm tế bào học và tổ chức học để xác định chẩn đoán.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) :

Xác định chính xác vị trí và hình thái khối U, mức độ chít hẹp lòng thực quản, đặc biệt xác định được tương quan giải phẫu cũng như mức độ xâm lấn của khối U đối các cơ quan khác trong trung thất.

3. Nguyên nhân gây ung thư thực quản

Cho tới ngày nay, cũng như các bệnh ung thư khác, người ta vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ung thư thực quản. Nhưng có thể biết được các yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này đó là:

Nghiện rượu, thuốc lá : Đây là những tác nhân hàng đầu gây nên ung thư thực quản.

Chế độ ăn uống : thường xuyên ăn, uống thực phẩm và nước uống có nhiều nitrit và nitrat (là nguồn sinh ra nitrosamin-chất gây ung thư) hoặc chế độ ăn ít rau xanh, hoa quả, ít chất xơ hoặc thói quen ăn uống đồ cay, nóng và ăn nhiều đồ nướng, chất béo, các chất gây cọ sát niêm mạc thực quản…

Có tổn thương ở thực quản : sẹo bỏng thực quản, viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản, bệnh co thắt tâm vị, lạc chỗ niêm mạc dạ dày vào thực quản hay những người thừa cân, béo phì…

Các yếu tố nhiễm khuẩn : vệ sinh răng miệng kém, sâu răng, nhiễm nấm (Geotrichum Candidum, Fusarium…

Tuổi tác và giới tính : Các nghiên cứu cho thấy những người mắc ung thư thực quản thường gặp ở độ tuổi từ 55 đến 80, trong đó nam giời mắc nhiều hơn nữ gới, chiếm tỉ lệ 80% số bệnh nhân bị ung thư thực quản.

4. Điều trị ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, tiên lượng điều trị khó, vì thế khi phát hiện ung thư thực quản cần phải được điều trị tích cực ngay, kết hợp các biện pháp phẫu thuật sớm, hóa trị, xạ trị, nâng đỡ cơ thể.

Điều trị ung thư thực quản qua các giai đoạn:

Giai đoạn I và II: chỉ định phẫu thuật sớm và triệt để (mổ cắt đoạn thực quản có khối u), kết hợp với chiếu xạ, hoá chất, nâng đỡ toàn trạng tích cực.

Giai đoạn III: Phẫu thuật thường không cắt khối U triệt để được nên biện pháp chủ yếu là điều trị bằng chiếu xạ, hoá chất. Có thể kết hợp chiếu xạ và hoá chất cả trước và sau phẫu thuật.

Giai đoạn IV: Thường chỉ mở thông dạ dày để nuôi dưỡng, không còn khả năng điều trị có hiệu quả nữa.

Phẫu thuật ung thư thực quản:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với tất cả hoặc một phần thực quản, các hạch lân cận và các mô khác trong vùng phẫu thuật (phẫu thuật cắt bỏ thực quản). Bác sĩ phẫu thuật nối các phần lành còn lại của thực quản với dạ dày để bệnh nhân vẫn có thế nuốt được. Đôi khi, một ống bằng nhựa hoặc một phần ruột được sử dụng để nối. Bác sĩ phẫu thuật còn có thể nới rộng vị trí dạ dày mở vào ruột non để cho phép thức ăn trong dạ dày có thể chuyển vào ruột non dễ dàng hơn. Đôi khi, phẫu thuật được tiến hành sau khi kết thúc một phương pháp điều trị khác.

Liệu pháp chiếu xạ:

Liệu pháp chiếu xạ là phương pháp sử dụng những tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp chiếu xạ chi ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phóng xạ có thể xuất phát từ một máy bên ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) hoặc vật liệu phát xạ đặt ở bên trong hoặc gần khối u (chiếu xạ trong). Một ống nhựa có thể được đặt vào trong thực quản để gìữ cho thực quàn mở trong khi chiếu xạ. Thủ thuật này được gọi là đặt ống trong lòng thực quản và nong. Liệu pháp chiếu xạ có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị liệu để làm phương pháp điều trị ban đầu thay cho phẫu thuật, đặc biệt là khi kích thước hoặc vị trí của khối u khiến cho việc phẫu thuật khó khăn. Bác sĩ có thể kết hợp chiếu xạ với hóa trị liệu để làm co khối u trước khi phẫu thuật. Thậm chi khi khối u không thể cát bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật hoặc không thể bị phá huỷ hoàn toàn bằng chiếu xạ thì chiếu xạ thường có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.

Hóa trị liệu:

Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư để diệt tế bào ung thư. Thuốc điều trị ung thư thực quản đi vào tất cả các bộ phận trong cơ thể. Thuốc thường được tiêm tĩnh mạch. Hóa trị liệu có thể kết hợp với xạ trị như là một phương pháp điều trị ban đầu (thay cho phẫu thuật) để làm co khối u trước khi phẫu thuật.

Laser:

Laser liệu pháp là phương pháp sử dụng tia sáng có cường độ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia laser chi ảnh hưởng tới tế bào trong vùng được chiếu. Bác sĩ có thể sử dụng tia laser để phá huỷ mô ung thư và làm giảm sự tắc nghẽn thực quản khi không thể cắt bỏ ung thư bâng phẫu thuật. Giảm sự tắc nghẽn có thể giúp giảm triệu chứng, đặc biệt là nuốt.

Liệu pháp quang động học:

Liệu pháp quang động học là một dạng của laser liệu pháp, có sử dụng các loại thuốc được tế bào ung thư hấp thụ; khi tiếp xúc với một tia sáng đặc biệt, thuốc sẽ trở nên có hoạt tính và phá huỷ tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp quang động học để làm giảm các triệu chứng của ung thư thực quản như hiện tượng khó nuốt.

Nguồn: TH
Ung thư thực quản
Ung thư thực quản được chữa bằng đông y

Bài thuốc đông y 1 
:Bán chi liên, sinh địa, bắc sa sâm, nam sa sâm đều 16g, huyền sâm, mạch môn, đương quy, bồ công anh, tỳ bà diệp tươi, lô căn tươi đều 20g, chi tử, bạch anh, hạ khô thảo đều 12g, hoàng liên 8 - 10g sắc cùng hoa xà thiệt thảo.

Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục trong vòng 2 tháng sau đó khám lại.

Bài thuốc đông y 2: Đàm khí uất kết 

Triệu chứng: Ngực đầy, đau tức hoặc khó thở, nấc cụt, ợ hơi, nuốt khó, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt, thường gặp ở giai đoạn mới phát bệnh. 

Bài thuốc: Toàn phúc hoa 12, Đại giả thạch 20, Bán hạ 8, Hương phụ 8, Mộc hương 8, Uất kim 10, Đan sâm 16, Phục linh 12, Chỉ sác 10, Cát cánh 12, Qua lâu 12, Phỉ bạch 12, Uy linh tiên 12, Nam tinh 8, Bạch anh 12, Hạ khô thảo 16, Trúc nhự 12, Ngõa lăng tử 16.

Bài thuốc đông y 3: Huyết ứ

Triệu chứng: Ngực đau, ăn vào nôn ra, nặng thì khó uống được nước, phân như phân dê, người gầy da khô, lưỡi đỏ, khô, mạch tế sáp. 

Điều trị: Dưỡng huyết, hoạt huyết, tán kết. 

Bài thuốc: Sinh địa 16, Qui đầu 20, Bạch thược 12, Xuyên khung 8, Đào nhân 12, Hồng hoa 10.

Nếu bệnh nặng thêm thì thêm Tam thất, Một dược, Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Hải tảo, Côn bố, Bối mẫu, Qua lâu... Trường hợp ngực lưng đau nhiều thêm Diên hồ sách (sao dấm), chích Nhũ hương, chích Một dược, Ty qua lạc. Táo bón thêm Nhục thung dung. 

Bài thuốc đông y 4: Nhiệt độc thương âm

Triệu chứng: Khó nuốt thức ăn, lưng ngực đau rát, khô miệng, khô họng, ngũ tâm phiền nhiệt, táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu ít hoặc không rêu, mạch huyền tế sác. 

Bài thuốc: Bồ công anh 20, Hoàng liên 8, Chi tử 12, Sinh địa 16 ,Qui đầu 20, Xuyên khung 8, Sa sâm 16, Mạch môn 20, Huyền sâm 20, Tỳ bà diệp 20, Lô căn 20, Bạch hoa xà 12, Bán liên chi 12, Bạch anh 12, Hạ khô thảo 12.

Táo bón thêm Tử uyển, Hỏa ma nhân, Đào nhân, Nhục thung dung. 

Bài thuốc đông y 5: Âm dương lưỡng hư

Triệu chứng: Nuốt không trôi, gầy đi rõ rệt, mệt mỏi, hồi hộp, bơ phờ, sắc mặt tái nhợt, chân tay thân mình mát lạnh, mặt sưng, chân phù, sắc lưỡi nhạt, mạch tế nhược. 

Bài thuốc: Hồng sâm 12, Hoàng kỳ 20, Thục địa 16, Xa nhân 10, Hoài sơn 12, Nhục quế 6-8, Kỉ tử 12, Phụ tử 8-16, Qui đầu 20, Bạch thược 12, Bạch linh 12 Táo 12, Cam thảo 4, Sinh khương 3.

Ngoài những bài thuốc đông y trên, bạn có thể tham khảo thêm những bài thuốc khác từ những người mắc ung thư thực quản đã được chữa khỏi nhờ phương pháp đông y nhé.

Nguồn: ViệtNamnet

Trà giải độc gan cực tốt từ BỒ CÔNG ANH